So với cuối tuần trước, chỉ số PVN 10 tăng 4.18% (tương đương tăng 52.06 điểm); chỉ số PVN Allshare tăng 6.28% (tương đương tăng 120.10 điểm); chỉ số PVN Allshare Continuous tăng 6.33% (tương đương tăng 116.96 điểm); chỉ số PVN Allshare HNX tăng 2.34% (tương đương tăng 20.29 điểm) và chỉ số PVN Allshare HSX tăng 2.58% (tương đương tăng 36.43 điểm).
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị (GSP)
PCG: Ông Văn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 30.000 CP
- Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Văn Tuấn Anh
- Chức vụ hiện nay tại TCNY: Chủ tịch HĐQT
- Mã chứng khoán: PCG
- Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 92.500 CP (tỷ lệ 0,49%)
- Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 30.000 CP
- Mục đích thực hiện giao dịch: Mua sở hữu cá nhân
- Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
- Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 25/08/2014
- Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 19/09/2014.
Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí-CTCP (PVC)
PVC: Ông Lê Hải Phong - Phó Tổng Giám đốc đã bán 13.000 CP
- Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Lê Hải Phong
- Chức vụ hiện nay tại TCNY: Phó Tổng Giám đốc
- Mã chứng khoán: PVC
- Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 13.000 CP (tỷ lệ 0,03%)
- Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 13.000 CP
- Số lượng cổ phiếu đã bán: 13.000 CP
- Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 0 CP (tỷ lệ 0%)
- Ngày bắt đầu giao dịch: 14/08/2014
- Ngày kết thúc giao dịch: 14/08/2014.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD)
Ba quỹ ngoại lãi 1.200 tỷ đồng sau 1 năm rót vốn vào PVD
Mutual Fund Elite “bỏ túi” 655 tỷ; PENM lãi 318 tỷ và VOF lãi 196 tỷ nhờ đầu tư vào PVD. Bên cạnh đó, các quỹ này còn nhận được khoản cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% vào tháng 12/2013.
Cuối tháng 7/2013, PVD tiến hành chào bán riêng lẻ 38 triệu cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, phát hành 20,15 triệu cổ phiếu cho PVN để đảm bảo tỷ lệ sở hữu trên 50%. Đồng thời phát hành 17,8 triệu cổ phiếu cho 3 quỹ đầu tư nước ngoài.
Giá phát hành bình quân là 45.605 đồng/cp trong khi giá phát hành cho PVN thấp hơn, ở mức 31.758 đồng/cp.
Ba quỹ đầu tư đã tham gia là Mutual Fund Elite thuộc PYM Fund Management mua 10 triệu cổ phiếu; Private Equity New Markets II do BankInvest quản lý mua 4,85 triệu cổ phiếu và VOF thuộc VinaCapital mua 3 triệu cổ phiếu.
Đến tháng 12/2013, PVD tiến hành chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10% khiến cho giá vốn đầu tư của các quỹ ngoại giảm xuống còn 41.459 đồng và giá vốn đầu tư của PVN giảm xuống 28.871 đồng.
Sau đợt phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nói trên, cổ phiếu PVD đã bước vào một xu hướng tăng mạnh mẽ. Hiện tại, cổ phiếu PVD đã cán mức 101.000 đồng/cp.
Như vậy, khoản đầu tư này đã tăng giá tới 144%, giúp các quỹ đầu tư có một khoản lãi trên sổ sách lên tới gần 1.200 tỷ đồng.
Trong đó, Mutual Fund Elite “bỏ túi” 655 tỷ; PENM lãi 318 tỷ và VOF lãi 196 tỷ. Bên cạnh đó, các quỹ này còn nhận được khoản cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% vào tháng 12/2013.
Lượng cổ phiếu của PVN đã tăng tới 239% nhưng bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm. Hiện tại, PVN đang nắm giữ tổng cộng 138,8 triệu cổ phiếu, tương đương 50,4% cổ phần của PVD.
Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ hơn 40% cổ phần của PVD. Ngoài 3 quỹ trên còn có một số cổ đông nước ngoài lớn khác là các quỹ Franklin Templeton, Deutsche Bank, Market Vectors Vietnam ETF, Dragon Capital và quỹ VNI thuộc Vinacapital.
Sáu tháng đầu năm 2013, PVD lãi ròng 1.328 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi cùng kỳ năm trước
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)
PVS vượt qua ACB trở thành cổ phiếu lớn nhất sàn Hà Nội
Tính từ đầu năm tới nay, thị giá cổ phiếu PVS tăng gần gấp đôi trong khi ACB “án binh bất động”.
Nhiều năm nay, ACB luôn là cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số HNX-Index. Tuy nhiên, sau những biến cố của 2 năm về trước, cổ phiếu này hầu như mất đi tính hấp dẫn. Suốt một thời gian dài, ACB gần như chỉ đi ngang trong vùng giá 14-16.000 đồng.
Mặc dù cổ phiếu ACB không còn quá hấp dẫn nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 30% tại ngân hàng này. Ba cổ đông lớn nước ngoài của ACB gồm có Standard Chartered Bank (15,5%), Dragon Capital (6,8%) và Jardine Matheson/Connaught Investors (7,5%).
Vai trò dẫn dắt HNX-Index cũng dần được thay thế bởi PVS, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. Cổ phiếu PVS. Tính từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu PVS đã tăng tới 90%, lên 37.200 đồng.
PVS qua đó cũng trở thành cổ phiếu lớn nhất HNX với vốn hóa thị trường đạt hơn 16.600 tỷ đồng, tương đương 13,3% tổng giá trị niêm yết của sàn Hà Nội, đạt khoảng 125.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng giá trị niêm yết của ACB đạt hơn 14.300 tỷ đồng, tương đương 11,5% tổng giá trị niêm yết. Nếu loại trừ đi 27,9 triệu cổ phiếu quỹ, vốn hóa của ACB chỉ còn 13.900 tỷ đồng, thấp hơn 14% so với PVS.
Các cổ phiếu khác chiếm tỷ trọng lớn trong rổ chỉ số HNX-Index là SHB (6,3%), VCG-Vinaconex (5%), OCH – Ocean Hospitality (4%)…
Trên sàn HoSE, VN-Index cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh từ sự tăng giá của GAS. Hiện vốn hóa của GAS đạt hơn 233.600 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD), tương đương 21,2% tỷ trọng của VN-Index.
Vốn hóa của GAS thậm chí còn hơn gấp đôi cổ phiếu lớn thứ 2 là VNM-Vinamilk, đạt 113.000 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, GAS đã tăng 82% lên 118.000 đồng. Một cổ phiếu dầu khí khác cũng có mức tăng ấn tượng là PVD, tăng 72% lên 105.000 đồng.